Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 25/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc (Sau đó gọi tắt là Nghị định số 25). Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7 tới đây. Ngoài ra, các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã ký hợp đồng trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành được áp dụng theo quy định chuyển tiếp. Tại bài viết này, HDReal Holdings cập nhật chi tiết các nội dung mà Nghị định số 25 quy định các vấn đề liên quan đến đường cao tốc.

Link tải file chi tiết Nghị định số 25/2023/NĐ-CP: Tại đây

nghi-dinh-25-2023-nd-cp-quy-dinh-ve-quan-ly-khai-thac-va-bao-tri-duong-cao-toc
Quy định mới về việc Quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc có hiệu lực từ ngày 15/7/2023. Ảnh minh họa.

Bộ GTVT đầu tư trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia

Nghị định số 25/2023 bổ sung quy định về đơn vị quản lý, khai thác và người quản lý sử dụng đường cao tốc

Theo đó, doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc gồm:

    • Doanh nghiệp dự án được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư;
    • Doanh nghiệp thuê hoặc nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
    • Doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đường cao tốc.

Người quản lý sử dụng đường cao tốc là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác sử dụng tài sản công kết cấu hạ tầng đường cao tốc; doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc.

quy-dinh-nguoi-quan-ly-nguoi-khai-thac-duong-cao-toc
Bổ sung quy định về đơn vị quản lý, khai thác và người sử dụng đường cao tốc. Ảnh minh họa.

Quy định về tổ chức giao thông trên đường cao tốc

Nghị định số 25/2023 cũng bổ sung quy định về tổ chức giao thông trên đường cao tốc đối với chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc. Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc tổ chức lập phương án tổ chức giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trình cơ quan theo quy định để xem xét, phê duyệt trước khi đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng. Trường hợp cần điều chỉnh phương án tổ chức giao thông đường cao tốc trong thời gian khai thác sử dụng, người quản lý sử dụng đường cao tốc lập

Chi phí lập phương án tổ chức giao thông được tính trong chi phí tư vấn thiết kế khi đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc; chi phí khảo sát, lập phương án tổ chức giao thông điều chỉnh khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng được tính trong chi phí bảo trì đường cao tốc.

quy-dinh-to-chuc-giao-thong-tren-duong-cao-toc
Quy định về tổ chức giao thông trên đường cao tốc. Ảnh minh họa.

Điểm mới tại Nghị định số 25

Điểm mới tại Nghị định số 25/2023 đó là quy định về Trung tâm quản lý điều hành giao thông quốc gia thay vì Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực hoạt động, hoạt động này nhờ kinh phí từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, trích từ nguồn thu phí của các tuyến cao tốc trong phạm vi quản lý và các nguồn thu hợp pháp khác.

Theo đó, “Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia do Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng gồm nhà làm việc và các công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ, màn hình hiển thị hình ảnh giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; các hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin tình hình giao thông, phục vụ quản lý, điều hành giao thông các tuyến trên toàn quốc”, Nghị định số 25 nêu rõ.

diem-moi-tai-nghi-dinh-so-25-2023-nd-cp
Những điểm mới tại nghị định số 25/2023/NĐ-CP. Ảnh minh họa.

Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Chi phí thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia được bố trí từ ngân sách Nhà nước.

Phân cấp phê duyệt phương án tổ chức giao thông

Nghị định số 25/2023 cũng phân cấp UBND tỉnh phê duyệt phương án tổ chức giao thông đường cao tốc. Cụ thể, theo quy định hiện hành, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận với Bộ GTVT.

Ngoài ra, Nghị định 25 cũng giao thêm thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc chịu trách nhiệm phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý; thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với Bộ GTVT hoặc UBND cấp tỉnh khác trong trường hợp đường cao tốc hoặc đường khác do các cơ quan này đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình.

Đối với UBND cấp tỉnh được giao đầu tư xây dựng đường cao tốc trên địa bàn địa phương mình và địa phương khác phải thỏa thuận với UBND cấp tỉnh có đường cao tốc đi qua trước khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông.

phan-cap-phe-duyet-quyen-to-chuc-giao-thong
Phân cấp phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc. Ảnh minh họa.

Ba điều kiện để đường cao tốc được đưa vào sử dụng quy định tại Nghị định số 25/2023

Nghị định số 25/2023 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc.

Theo đó, thay vì quy định cũ là công trình đường cao tốc chỉ được đưa vào khai thác sử dụng khi bảo đảm yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định và có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt, Nghị định số 25 quy định đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng ba điều kiện sau:

    • (i) đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
    • (ii) phương án tổ chức giao thông đã được duyệt;
    • (iii) có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
3-dieu-kien-de-cao-toc-di-vao-hoat-dong
3 điều kiện để đưa đường cao tốc vào hoạt động kể từ ngày 15/7/2023. Ảnh minh họa.

Công trình phải có quy trình vận hành khai thác

Cụ thể, các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác gồm:

    • Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng;
    • Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến;
    • Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
    • Các trường hợp cần thiết khác do chủ đầu tư, người quản lý sử dụng đường cao tốc quyết định.
cong-trinh-phai-co-quy-trinh-van-hanh-khai-thac
Công trình phải có quy trình vận hành, khai thác. Ảnh minh họa.

Tình huống phải tạm dừng khai thác đường cao tốc tại Nghị định số 25/2023

Cụ thể, tình huống phải tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông.

Các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm:

    • Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai, công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; sự cố cháy, nổ;
    • Xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông;
    • Khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
tinh-huong-phai-tam-dung-khai-thac-duong-cao-toc
Tình huống phải tạm dường hoạt động khai thác đường cao tốc. Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm kịp thời dừng khai thác sử dụng đường cao tốc và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; thực hiện các công việc để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông.

anh-minh-hoa
Ảnh minh họa.

Sau khi quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm thông báo ngay cho cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, chính quyền địa phương.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết cũng như hỗ trợ giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghị định 25, thông tin thị trường BĐS tại khu vực Bình Dương, Bình Phước vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi:

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN HDREAL HOLDINGS

Địa chỉ: 678 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 1900 636136

Email: hdreal.info@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *