Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản thông tin chính thức về việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ hỗ trợ chủ đầu tư, người lao động và các đối tượng có nhu cầu vay mua nhà ở xã hội. Để hiểu rõ hơn về quyết định trên, tại bài viết này hãy cùng đội ngũ HDReal Holdings cập nhật chi tiết những điều kiện vay mua nhà ở xã hội cần thiết để có thể sở hữu theo Luật Nhà ở 2014 nhé.
Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014
Theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì những đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội bao gồm:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh đó, để sở hữu nhà ở xã hội thì các đối tượng trên còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định có nêu rõ trong điều 51 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:
Điều kiện về nhà ở
Các đối tượng chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực (trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người).
Điều kiện về cư trú
Người vay mua nhà ở xã hội phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội, trừ trường hợp là học sinh sinh viên (đối tượng 9).
Điều kiện về thu nhập
Đối với các đối tượng theo thứ tự 4, 5, 6 và 7 nêu trên thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, phải là người có thu nhập hàng tháng từ 11 triệu đồng trở xuống (132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.
Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với đối tượng theo thứ tự 1, 8, 9 và 10 tại bảng trên thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.

Điều kiện vay mua nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập
Như đã chia sẻ trước đó, các đối tượng theo thứ tự 4, 5, 6 và 7 phải thõa điều kiện không nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên. Như vậy, theo luật hiện hữu thì các đối tượng chỉ cần đóng thuế TNCN sẽ không đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội hay nói cách khác là “tạch vé”. Các diện như công nhân, hoặc người lao động có thu nhập cao nhưng có 2-3 người phụ thuộc sẽ là những đối tượng đầu tiên nhận tác động trực tiếp về cơ hội sở hữu nhà ở xã hội.
Điển hình như, một gia đình có chồng đi làm thu nhập 25 triệu có 3 người phụ thuộc là 2 con và người vợ thì sau khi tính bảo hiểm xã hội và giảm trừ cá nhân, 3 người phụ thuộc thì người chồng phải đóng khoảng 250.000 VND tiền thuế TNCN. Không chỉ vậy, những người lao động phổ thông tại các KCN sẽ là một ví dụ điển hình tiếp theo.
Mức thu nhập của người lao động ở đây nếu tính tăng ca và thưởng sẽ dao động khoảng 10-15 triệu/tháng, đồng thời tỉ lệ vàng trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi. Xét theo điều kiện có nêu tại Luật Nhà ở 2014 thì những đối tượng này sẽ phải toan tính thế nào để có thể sở hữu nhà ở xã hội và ổn định cuộc sống?

Chính vì vậy, đội ngũ HDReal Holdings mong rằng sắp tới sẽ có những cơ chế thay đổi thích hợp hơn với thực trạng nhu cầu của người lao động. Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, để tìm hiểu chi tiết và giải đáp các thắc mác, quý vị liên hệ với chúng tôi:
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN HDREAL HOLDINGS
Địa chỉ: 678 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Hotline: 1900 636136
Email: hdreal.info@gmail.com
Bài viết liên quan
Tách 7,1km qua Bình Phước khỏi cao tốc TPHCM – Chơn Thành
Mục lục bài viết:Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở
Th6
Giao các tỉnh làm cao tốc, gấp rút xây thêm 1.300km
Mục lục bài viết:Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở
Th6
Đơn giá bồi thường dự án mở rộng quốc lộ 13 gần 19 triệu đồng
Mục lục bài viết:Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở
Th5
Từ ngày 25/5, lãi suất điều hành tiếp tục giảm thêm 0,5%
Mục lục bài viết:Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở
Th5
Thị trường ấm trở lại khi cấp sổ đỏ cho Condotel?
Mục lục bài viết:Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở
Th5
Ngân hàng Nhà nước chỉ ra 4 lý do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao
Mục lục bài viết:Điều kiện vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở
Th5